Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Phần lớn thời gian mang thai, bé cưng sẽ quay mông hướng xuống tử cung của mẹ. Chỉ vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi mới quay đầu để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình. Tuy nhiên, mẹ có biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Từ lúc thành hình đến khi phát triển đầy đủ các cơ quan, hầu hết thai nhi đều nằm hướng mông về phía tử cung của mẹ. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ, thai nhi sẽ quay đầu ngược lại. Tùy thuộc vào số lần sinh con, tình trạng sức khỏe cũng mỗi mẹ bầu, thời điểm thai nhi quay đầu cũng sẽ khác nhau. Vậy, thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ
Tư thế thuận lợi nhất để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, đến tuần thứ 30 của thai kỳ, vẫn có khoảng 25% thai nhi “ngoan cố” giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, tới tuần thai 36, vẫn có 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và khoảng 3% trường hợp như vậy ở tuần 40.
Ngôi thai ngược là những trường hợp thai nhi đưa mông về phía tử cung của mẹ bầu được gọi là ngôi thai ngược. Với những trường hợp ngôi thai ngược, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.
Thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Chẳng hạn, với những mẹ mang thai lần đầu, thời gian trung bình để thai nhi quay đầu là tuần thai 34-35. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi có thể chờ đến tuần 36-37 mới chịu quay đầu. Những trường hợp thai nhi quay đầu sớm có thể diễn ra vào tuần thai 28.
Rắc rối khi thai nhi không quay đầu
Bắt đầu từ tuần 32-34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này vẫn có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai. Khoảng tuần thứ 34-36, thai nhi có xu hướng tiến về một vị trí cố định. Càng gần cuối thai kỳ, khả năng thai nhi quay đầu sẽ càng thấp.
Nếu thai nhi không quay đầu, hoặc quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ, còn gọi là ngôi sau, mẹ đều có nguy cơ gặp phải các rắc rối như: thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh mổ cao, cảm giác đau lưng dữ dội không liên quan đến các cơn gò tử cung, có thể phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.
Làm gì khi thai nhi không quay đầu?
Rất nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau về những phương pháp giúp em bé q uay đầu hoặc ở đúng vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Tuy chưa được kiểm chứng cụ thể, nhưng đa phần những phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Bầu có thể tham khảo thử.
Phụ nữ mang thai nên tập thể dục: ưu tiên những bài tập thể dục cho bà bầu dễ sinh. Một nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, tập những bài thể dục này 2 lần/tuần cũng có tác dụng giúp ngôi thai xoay chuyển.
Nằm đúng thư thế: Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có biết tư thế nằm của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi quay đầu?
Nhiều người cho rằng, khi mẹ bầu nằm ngửa, thai nhi khó có thể quay đầu về phía hông. Chỉ khi mẹ nằm nghiêng, bé mới có thể xoay người. Chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này, nhưng so với nằm ngửa, nằm nghiêng cũng mang lại lợi ích nhiều hơn, bầu nhỉ!
Nếu phát hiện ngôi thai bất thường, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ hoặc giúp bạn thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai trong điều kiện thích hợp. Tốt nhất, nếu đang mang thai ở các dạng ngôi thai này, bầu nên đi khám thai đúng lịch để được các bác sĩ tư vấn.