Tại sao thường bị sảy thai liên tiếp?

Trung bình mỗi tháng tôi tiếp hai đến ba bệnh nhân có tiền sử sảy thai liên tiếp (ít nhất hai lần trở lên). Đa số họ đều khủng hoảng, tự trách, có người trầm cảm và mất hết hy vọng vào việc sinh nở.

  • Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến sảy thai liên tiếp, không cái nào giống cái nào. Nhưng thông thường, nếu sảy thai dưới 12 tuần thì đa số nguyên do là bởi thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, bất thường về gen, dị tật nặng, nhiễm trùng, các bệnh lí nội tiết của mẹ, bất thường về miễn dịch và hormon…
  • Đối với các trường hợp sảy thai trên 12 tuần, sang chấn tâm lý đối với người mẹ cũng nặng nề hơn. Nguyên nhân lúc này thường do cấu tạo bất thường của tử cung, tiền sản giật, nhiễm trùng, mẹ bị các bệnh nội tiết như tiểu đường, suy giáp, lupus, mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, mẹ cao tuổi…
  • Các lý do còn lại là sảy thai không rõ nguyên nhân.

Đáng buồn, theo thống kê, có tới 30-60% phôi và thai sẽ bị sảy trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Với tiến bộ của y học hiện nay, phần lớn các nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp đều có thể chẩn đoán được. Thậm chí, với những căn nguyên phức tạp như bất thường về tử cung, cũng có thể can thiệp bằng phẫu thuật tạo hình tử cung. Hoặc như hội chứng kháng phospholipid, thì đã có thuốc đặc hiệu làm giảm sự hình thành các cục máu đông. Trong một số trường hợp bất thường bộ nhiễm sắc thể, có thể tiến hành làm các xét nghiệm di truyền chẩn đoán trước sinh…

Việc mang thai kế tiếp, nếu tuân thủ phác đồ điều trị, thai phụ có thể an toàn sinh nở.

Đối với những trường hợp sảy thai liên tiếp, tôi luôn nhấn mạnh, phải duy trì và chuẩn bị một sức khỏe ổn định: cả về sinh lý, tâm lý. Đừng bao giờ coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Ngay cả khi bạn có cân nặng lý tưởng, không mắc bệnh nan y, nhưng nếu tinh thần thường xuyên căng thẳng, stress, tỷ lệ thụ thai của bạn có thể giảm đến 40%. Đây là kết quả nghiên cứu của một trường đại học Mỹ, họ đã chứng minh rằng, khi người phụ nữ quá mức lo lắng, căng thẳng sẽ làm kỳ kinh rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc rụng trứng và thụ thai. Kể cả may mắn bạn mang thai đi nữa, thì stress cũng không tốt cho quá trình thai giáo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915.510.060 Đặt lịch thăm khám