Những câu hỏi thường gặp trong thai kỳ

Giữa muôn vàn kiến thức về thai kỳ, lựa chọn và được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng. Lớp học tiền sản là điểm đến cho các mẹ bầu được các chuyên gia uy tín hàng đầu chia sẻ những kiến thức làm mẹ.
Sau đây là những câu hỏi thường gặp mà các mẹ bầu quan tâm:
1.    Mẹ mắc bệnh Viêm gan B có thể nuôi con bằng sữa mẹ không? Và làm cách nào để phòng tránh bệnh viêm gan cho trẻ?
Mẹ mắc bệnh VGB vẫn thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên ngoại trừ các trường hợp mẹ cần chú khi núm vú bị nứt hoặc chảy máu thì không nên cho trẻ bú vào giai đoạn này. Để phòng tránh VGB cho trẻ, trong 24h đầu tiên khi bé sinh ra, bé nên được tiêm huyết thanh VGB và thực hiện đầy đủ các mũi tiêm nhắc lại trong những tháng tiếp theo.
Tại Bệnh viện Quốc tế Vinh, những bà mẹ mắc bệnh viêm gan B, các Bác sĩ luôn tư vấn cho mẹ tiêm ngừa mũi huyết thanh viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh.
2.    Bé đầu em sinh mổ cách đây 2 năm, bây giờ em có bé tiếp theo vậy em có thể sinh thường được không ạ?
Những vết mổ cũ dưới 2 năm sẽ cho chỉ định  tuyệt đối là phải mổ đẻ, vì những vết mổ này vẫn đang còn yếu, nếu để chuyển dạ bình thường sẽ gây nguy cơ nứt vết mổ cũ.
3.    Khi bắt đầu mang thai em có bị cảm, bây giờ em có thai 12 tuần, vậy thời điểm nào em nên làm sàng lọc dị tật thai nhi cho em bé ạ?
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất, vì đây là giai đoạn hình thành các bộ phận của em bé. Nếu trong giai đoạn này bị cảm cúm kéo dài có thể ảnh hưởng tới em bé, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện sàng lọc dị tật thai nhi Double test.
Phương pháp xét nghiệm Double test được thực hiện ở quý I của thai kỳ (từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày). Double Test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm Hóa sinh như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai, … để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ.
Vì vậy đây là thời điểm quan trọng nhất bạn nên đi thực hiện xét nghiệm Double test để tầm soát các nguy cơ dị tật.


4.    Em thường xuyên ốm nghén, ngửi mùi thức ăn là bị nôn. Em rất lo lắng vì không ăn thì lại không đủ chất cho em bé đang hình thành. Bác sĩ có cách nào để hạn chế việc nôn nghén không ạ?
Trong thời gian mang thai nội tiết hoàn toàn thay đổi, trong tháng 3 tháng đầu người phụ thường có biểu hiện ốm nghén. 1 số phụ nữ chỉ ốm nghén nhẹ ví dụ như cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hoặc hay nhổ nước bọt, nhưng cũng có 1 số phụ nữ ốm nghén nặng, nôn nhiều, không ăn uống được thì phải nhập viện để bác sỹ thăm khám và cho thuốc chống nghén.
Trong chế độ ăn hằng ngày, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn hoặc uống sữa hoặc ăn bánh ngũ cốc sẽ giúp giảm bớt cảm giác nghén.
5.    Lần đầu mang thai nên em rất hoang mang về các dấu hiệu chuyển da, làm thế nào để phân biệt được dấu hiệu chuyển dạ thật và chuyển dạ giả ạ?
Phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối sẽ có dấu hiệu tiền chuyển dạ:cảm giác đau bụng, đi tiểu nhiều lần hơn và bụng tụt xuống. Chuyển dạ giả đau bụng sau sẽ thôi ko đau nữa, nhưng chuyển dạ thật cơn co ngày càng đau càng ngày càng đau hơn, khoảng cách các cơn đau dồn dập hơn.
Vì vậy, mẹ nên lưu ý các dấu hiệu chuyển dạ như:
–    Vỡ ối
–    Xuất hiện dịch nhầy hồng
–    Cảm giác đau bụng  – cơn co tử cung từng cơn và đều đặn
Khi có biểu hiện nhưu trên cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và chuẩn bị sinh bé.
6.    Khi mang thai có thể quan hệ tình dục không? Quan hệ khi mang thai có làm tăng nguy cơ sinh non không ạ?
Trong thời gian mang thai có thể quan hệ tình dục với tư thế phù hợp. Tuy nhiên đối với những trường hợp có tiền sử xảy thai nhiều lần, sinh non hoặc bệnh lý bất thường thì nên kiêng quan hệ trong thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
7.    Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé không ạ?
Dẫu biết rằng mẹ bầu lo cho con nên luôn muốn được siêu âm để xem con có khỏe không, có phát triển bình thường không. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng chỉ nên siêu âm theo lịch siêu âm mẹ bầu mà bác sĩ đưa ra, đặc biệt những cột mốc quan trọng trong giai đoạn mang thai hoặc có dấu hiệu bất thường cần kiểm tra.
8.    Làm thế nào để khắc phục tình trạng đầy hơi và táo bón khi mang thai?
Phụ nữ mang thai không nên ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và vận động nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột sẽ giảm đầy hơi và táo bón.
9.    Em vừa sinh em bé được 6 tháng thì đã mang thai. Em có nên tiếp tục cho bé đầu bú sữa mẹ nữa không ạ?
Khi em bé bú sẽ kích thích vào tuyến vú, kích thích lên não, chỉ đạo tiết oxytocin. Bởi vậy nếu đã có thai rồi mà vẫn tiếp tục cho em bé sẽ tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy mẹ bầu không nên cho em bé bú nữa.
10.     Khi nào mẹ bầu có thể uống nước dừa? Và uống như thế nào cho đúng cách?
Uống nước dừa khi mang thai vừa giúp bạn bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể, vừa tăng cường các loại vitamin, dưỡng chất có lợi. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu bị thiếu ối cũng được khuyến cáo nên uống nước dừa.
Từ tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ là thời gian tốt nhất để mẹ có thể uống thêm nước dừa mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều vào cuối thai kỳ có thể gây dư ối, cũng vậy nếu uống quá nhiều vào những tháng đầu có thể khiến bạn bị lạnh bụng và thai nhi chịu những ảnh hưởng xấu do lúc này mẹ vẫn còn nghén nặng. Tuy nhiên, ngay cả khi uống nước dừa vào giữa thai kỳ, cũng không nên uống quá nhiều, chỉ 3 – 4 lần một tuần hoặc 100 – 150ml/ngày là đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915.510.060 Đặt lịch thăm khám