Các cách phòng ngừa và hạn chế phù chân khi mang thai
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở bà bầu, nó thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.
CHÂN VOI!!!!!!!!!
– Bác sĩ có cách nào không, chân nó giờ như chân voi ấy. Nửa đêm bị nó gác lên bụng, em tí chết lâm sàng!
(Thắc mắc của một người chồng)
…..
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở bà bầu, nó thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.
Phù chân gây khó khăn cho bà bầu trong việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày. Những trường hợp bị phù nặng phải được theo dõi sát sao để phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm trong thai kỳ, có thể biến chứng cho cả mẹ và con, thậm chí gây tử vong.
May mắn, đa phần các trường hợp phù chân khi mang bầu là hậu quả của chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân gồm:
– Càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cản trở máu chảy về tim.
– Sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành của tĩnh mạch, gây tắc nghẽn tuần hoàn máu, khiến chân bị đọng máu dẫn đến: chân nặng, sưng phù, hoặc chuột rút.
Để phòng ngừa bệnh phù chân, bà bầu có thể tham khảo các cách sau:
-Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Tập thói quen cứ mỗi một giờ lại đứng lên vận động, đi lại nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu.
– Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt
– Tránh hoặc mặc quần áo quá chật, đi giày cao gót.
– Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng.
– Tránh tăng cân quá mức. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, trong 9 tháng mang bầu, mẹ tăng 10-12kg là lý tưởng.
– Tránh thức ăn quá mặn hoặc quá cay làm nặng thêm sự giãn nở của tĩnh mạch.
– Uống nhiều nước, nhất là các loại nước có tác dụng lợi tiểu.
– Khi ngủ, gác chân lên gối để máu lưu thông tốt hơn.
– Nên tắm nước nóng. Nên ngâm chân trong nước ấm, sạch khoảng 10 – 15 phút trước khi đi ngủ.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, khoai lang, bí đỏ v.v…
– Tập thể dục đều đặn. Tập các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu ích với chứng phù chân.
Phần lớn các trường hợp suy giãn tĩnh mạch ở thai phụ thường giảm dần sau khi sinh. Cá biệt, trong một số trường hợp phải dùng thuốc để làm bền và tăng trương lực của thành mạch. Đối với bà bầu bị phù chân nặng nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sỹ. Phòng khám chuyên khoa phụ sản Tâm An chúc các bà bầu một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤ SẢN TÂM AN
Địa chỉ: A11-Lô 3- Khu đô thị Định Công- Hoàng Mai-Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 02485898088 – 0915510060
Email: phongkhamtaman.dinhcong@gmail.com
Website: www.phongkhamtaman.com.vn