8 thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Với những tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần hết sức quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình. Không chỉ cần lưu ý chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe, cần lưu ý thực phẩm mẹ bầu cần tránh sau đây:
- Thịt và hải sản chưa chín kỹ như sushi, hàu sống và thịt bò tái. Các món ăn này có thể ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại như toxoplasmosis hay salmonella.
- Một số loài cá biển: Dù cá biển là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe nhưng một số loại như cá thu, cá kiếm, cá kình… nếu ăn nhiều rất dễ có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Trứng sống: Ăn trứng lòng đào hay trứng sống, hay số món làm từ trứng sống như sốt mayonnaise… có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, gây đau bụng đi ngoài trong thai kỳ.
- Sản phẩm bơ sữa chưa tiệt trùng: thường bị nhiễm khuẩn Listeria. Phụ nữ mang thai với hệ miễn dịch suy giảm là đối tượng rất dễ mắc phải.
- Gan: Thực phẩm giàu sắt nhưng không an toàn cho bà bầu bởi có chứa retinol và có nguy cơ gây sẩy thai.
- Thực phẩm gây co thắt mạnh như dứa, đu đủ xanh hay cam thảo vì có thể gây sảy thai
- Caffeine như cà phê, trà… bởi tiêu thụ quá nhiều caffeine mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim và số lần đi tiểu. Thêm vào đó, caffeine còn đi qua nhau thai vào cơ thể thai nhi.
- Đồ uống có cồn: Khi vào cơ thể, đồ uống có cồn sẽ nhanh chóng vào máu, đi qua nhau thai, truyền vào cơ thể bé và gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ và các cơ quan. Ngoài ra, dùng rượu bia còn dẫn đến các biến chứng khi mang thai như thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh…

Để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần lưu ý 8 thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu nêu trên. Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén, luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Nhưng vì đây là giai đoạn hầu hết các cơ quan quan trọng của phôi được hình thành, nên dù không ăn được nhiều, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất bằng cách ăn uống đa dạng thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây…
Nếu trước khi mang thai mẹ bầu chưa bổ sung acid folic thì từ ngày đầu tiên biết mình mang thai cần bổ sung ngay. Liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ngày. Bên cạnh đó, sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt 9 tháng mang thai nhằm tránh thiếu máu và loãng xương cho mẹ về sau. Bà bầu có thể sử dụng loại vitamin tổng hợp, trong thành phần có chứa acid folic, sắt, canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Thai nhi trong giai đoạn này rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, rượu, thuốc, chất kích thích, hóa chất… Do đó, bà bầu cần lưu ý 8 thực phẩm mẹ bầu cần tránh. Kiêng sử dụng hay tiếp xúc với những tác nhân này và thiết lập cũng như duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai.
Việc uống thuốc chữa bệnh trong 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm trong 3 tháng đầu hay nhiễm virus Rubella khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh… Để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, mẹ bầu nên tiêm phòng trước khi mang thai và trong thai kỳ đầy đủ, đồng thời hạn chế đến chỗ đông người.
Ngoài ra việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai cũng giúp mẹ bầu phát hiện nhanh chóng các căn bệnh thai kỳ phổ biến. Phòng khám Tâm An kính chúc Quý khách hàng một thai kỳ khỏe mạnh.